Catenaccio là gì? Người Ý cùng triết lý bóng đá phòng ngự trứ danh

  • 14:49 - 28/08/2023

Bóng đá Italia sản sinh ra rất nhiều huyền thoại nổi tiếng, đặc biệt là các danh thủ ở hàng phòng ngự. Không quá khó hiểu khi xứ sở mỳ ống là cái nôi của một trong những triết lý bóng đá từng khuynh đảo thế giới túc cầu: Catenaccio. Vậy Catenaccio là gì, dưới đây hãy cùng Xoilac Live đi sâu hơn để khám phá về một trong những phát kiến chiến thuật vĩ đại nhất thế kỷ 20.   

Giải mã chiến thuật Catenaccio là gì?

catenaccio-la-gi
Catenaccio là gì?

Catenaccio được xem là một chiến lược phòng ngự vô cùng hiệu quả và sáng tạo từng được nghĩ ra trong lịch sử bóng đá. Nó đã trở nên vĩ đại và bất tử dưới bàn tay của chiến lược gia huyền thoại Helenio Herrera, người đã đưa Inter Milan thống trị thế giới vào những thập niên 60 của thế kỷ trước.

Trong tiếng Ý, Catenaccio là gì có nghĩa là “cái chốt cửa”, bởi cách vận hành của lối chơi này được xây dựng trên triết lý phòng ngự.

Ngày đó, với Catenaccio, Inter Milan đã đạt được những thành công vĩ đại bao gồm ba Scudetto và hai cúp C1 châu Âu liên tiếp. Điều tuyệt vời nhất với các cổ động viên Nerazzuri là họ hoàn toàn áp đảo đại kình địch cùng thành phố AC Milan suốt một thời gian dài.

Một trong những trận đấu kinh điển cho thấy rõ nét nhất cách Catenaccio được “thi triển” là ở trận chung kết cúp C1 năm 1965, nơi Inter đụng độ Benfica ở trận đấu cuối cùng.

Mặc dù sở hữu trong đội hình huyền thoại Eusebio với phong độ ghi bàn đang rất “cháy” nhưng trước lối đá Catenaccio vô cùng khó chịu, đại diện của Bồ Đào Nha hoàn toàn bất lực trong việc tìm đường vào khung thành của Inter. Chung cuộc, đoàn quân của Helenio Herrera giành thắng lợi với tỷ số 1-0 và lên ngôi vô địch.

Cha đẻ của Catenaccio: Karl Rappan

Mặc dù Catenaccio được gắn liền với thành công của bóng đá Ý, nhưng Thụy Sỹ mới là nơi mà triết lý phòng ngự trứ danh này được sản sinh. Vào cuối những năm 1930, HLV Karl Rappan khi dẫn dắt CLB Thụy Sỹ Servette, đã nghĩ ra một sáng kiến đột phá để giúp đội bóng của mình đối đầu với các đối thủ mạnh hơn.

Cơ bản, phong cách phòng ngự mà Karl Rappan xây dựng cho Servette là một biến thể từ sơ đồ 3-2-2-3 (W-M) phổ biến trước đây.

catenaccio-la-gi-so-do-w-m
Sơ đồ W-M

Trong đội hình W-M, có ba cầu thủ phòng ngự, nhưng một trong số họ thường phải di chuyển lên để hỗ trợ hàng tiền vệ khi đội nhà kiểm soát bóng. Điều này làm cho khối đội hình dễ bị tổn thương nếu đối thủ sở hữu những cầu thủ có tốc độ tốt, giỏi khai thác không gian sau lưng hàng thủ để nhận các đường chuyền dài vượt tuyến.

Để khắc phục điểm yếu này, Rappan đã thay đổi chiến thuật khi kéo 2 người chơi ở vị trí tiền vệ trong sơ đồ 3-2-5 lùi về hỗ trợ hàng thủ, với một người trở thành tiền vệ hỗ trợ phòng ngự và người còn lại dạt cánh.

Hai trong ba fullback ban đầu ở sơ đồ 3-2-5 sẽ trở thành bộ đôi trung vệ án ngữ trước thủ môn. Dựa vào cách triển khai thế trận, hai trung vệ này một người sẽ có nhiệm vụ dâng cao áp sát, đánh chặn và cắt bóng của đối phương, người còn lại sẽ đóng vai trò bọc lót trong trường hợp người kia bị đối thủ vượt qua.

Theo tính toán của Rappan, điều này giúp tăng cường khả năng phòng ngự của một đối bóng yếu hơn, tránh rơi vào các tình huống một-một với đối thủ. Và mẫu cầu thủ đảm nhiệm vai trò bọc lót được gọi là “Verrou”, cũng có nghĩa là chốt cửa trong tiếng Thụy Sĩ.

verrou-trong-he-thong-cua-rappan
“Verrou” trong hệ thống của Rappan

Với những thành công ban đầu cùng Servette, Rappan được bổ nhiệm làm HLV trưởng của ĐTQG Thụy Sĩ và tiếp tục mang phong cách chơi bóng của mình đến với World Cup 1938.

Ngay lập tức, Rappan thay đổi hoàn toàn bộ mặt của bóng đá Thụy Sĩ từ vị thế tí hon, họ lần lượt quật ngã hai gã khổng lồ Anh (giao hữu trước thềm World Cup) và Đức (ngay ở trận mở màn vòng bảng).

Bóng đá Ý và thời kỳ hoàng kim Catenaccio

Trong khi Karl Rappan tiếp tục viết câu chuyện thành công của mình tại Servette và đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ, thì ở bán đảo Iberia, Helenio Herrera đã để lại dấu ấn đáng kể của mình tại giải VĐQG Tây Ban Nha.

Herrera là huấn luyện viên nổi tiếng tại La Liga trong những năm 1950. Thành tích ấn tượng của ông bao gồm việc đưa Atletico Madrid và Barcelona lên ngôi vô địch liên tiếp trong các giai đoạn 1949-1951 và 1958-1960.

Trong những năm ông dẫn dắt Barcelona, đội bóng của Herrera đã ghi trung bình 91 bàn mỗi mùa, trở thành đối thủ nặng ký với Real Madrid trong thời kỳ của những Di Stefano hay Puskas.

catenaccio-la-gi-helenio-herrera
Helenio Herrera cùng Inter thống trị châu Âu

Mùa hè 1960, Inter Milan quyết tâm mang về thuyền trưởng Argentina để ngồi lên chiếc ghế nóng của đội chủ sân Giuseppe Meazza. Tuy nhiên, trong hai mùa đầu tiên dưới sự dẫn dắt của Herrera, Inter không thể giành được Scudetto nào. Điều này đã buộc ông phải lựa chọn Catenaccio.

Trước khi Herrera đến, Inter Milan dưới sự dẫn dắt của HLV tiền nhiệm Alfredo Foni cũng đã áp dụng Catenaccio là gì như một phong cách chơi đặc trưng để hướng đến những danh hiệu đỉnh cao.

Vào mùa giải 1952/53, Inter Milan vượt qua Juventus để giành Scudetto. Họ thi đấu 34 trận, ghi được 46 bàn thắng, nhưng chỉ để lọt lưới có 24 bàn với một hàng phòng ngự cực kì chắc chắn.

Dù Inter không thể thống trị Serie A quá lâu dưới thời của Foni, nhưng chính chiến lược gia người Ý đã đặt nền móng cho Helenio Herrera sau này áp dụng và đưa Catenaccio lên đến đỉnh cao của bóng đá thế giới.

Cách triển khai chiến thuật Catenaccio

Trở lại mùa giải đầu tiên 1960/61 của Herrera tại Inter. HLV người Argentina quyết định áp dụng phong cách chơi tấn công như cách ông đã từng thành công với Barcelona và Atletico Madrid trước đó. Tuy nhiên, kết quả lại không như ý muốn, Inter Milan chỉ cán đích ở vị trí thứ ba chung cuộc.

Và mùa thứ hai dưới sự dẫn dắt của Herrera, Inter vẫn chỉ giành vị trí á quân sau gã hàng xóm khó chịu, AC Milan.

Như chuyên trang truc tiep bong da hd XoilacTV đã nhắc đến, sau hai mùa giải không thành công, Herrera đã quyết định thay đổi và đem đến cho Inter Milan một lối chơi thực dụng hơn.

Điều đầu tiên ông thực hiện là chuyển vị trí của Armando Picchi từ một tiền vệ sang vai trò “hậu vệ quét.” Bằng cách này, Picchi được tự do hoạt động dưới hàng thủ và được biết đến với tư cách một Libero thực sự trong hệ thống Catenaccio của Inter Milan thời điểm đó.

cach-trien-khai-chien-thuat-catenaccio-la-gi
Cách triển khai chiến thuật Catenaccio

Định nghĩa Catenaccio là gì của Inter Milan thời kỳ đó dựa trên nguyên tắc tổ chức trận đấu và đặt lợi ích của đội bóng lên hàng đầu. Sơ đồ đội hình của Inter Milan bao gồm bốn lớp:

Libero (Hậu vệ quét): Lớp đầu tiên là Libero, vai trò quan trọng nhất trong hệ thống này. Hậu vệ quét này có nhiệm vụ bọc lót hàng thủ và hỗ trợ trong việc cản phá tiền đạo đối phương.

Hàng hậu vệ: Lớp thứ hai bao gồm bốn hậu vệ, nhưng số lượng này có thể thay đổi tùy theo tình huống trận đấu. Họ có nhiệm vụ theo kèm đối thủ khi Inter mất bóng và tham gia vào việc xây dựng tấn công khi đội nhà kiểm soát bóng.

Hàng tiền vệ: Ngay phía trên hàng thủ là ba tiền vệ, có xu hướng cầm nhịp, kiểm soát thế trận.

Hàng tiền đạo: Cuối cùng là bộ đôi tiền đạo, đảm nhiệm vai trò mũi nhọn hàng công và thực hiện các pha dứt điểm khi cơ hội đến.

Helenio Herrera và lối chơi phòng ngự Catenaccio không xấu xí

Nói thêm về Catenaccio thời đó tại Serie A, nó đã trở thành một lối chơi được rất nhiều đội bóng, thường là những đội bóng nhỏ triển khai. Mục tiêu của họ là hạn chế số bàn thua ở mức thấp nhất và tổ chức phòng ngự có phần cực đoan như cách Mourinho hay Di Matteo (dẫn dắt Chelsea mùa 2011/12) dựng “xe buýt 2 tầng” ở bóng đá hiện đại.

Về cơ bản, những đội bóng sử dụng Catenaccio luôn chủ động lùi sâu, đảm bảo số đông ở phần sân nhà, đồng thời thực hiện lối đá một kèm một nhằm tạo áp lực lên khả năng triển khai bóng của đối thủ. Và đây cũng là phiên bản Catenaccio 1.0 được Karl Rappan ở những năm 1930.

Thế nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, Herrera không vận hành Catenaccio theo hướng tiêu cực như thế. Ông kéo một tiền vệ trung tâm lùi xuống phía sau bộ tứ vệ, chơi ngay trước mặt thủ môn. Và đội trưởng Armando Picchi là người được chọn.

Trong khi các hậu vệ trước mặt Picchi chuyên tâm vào việc kèm người thì hậu vệ người Ý có nhiệm vụ bao quát, càn quét mọi khoảng trống và tìm mọi cách đoạt lại bóng trong trường hợp bộ tứ vệ phía trên để đối thủ vượt qua.

Herrera bố trí Luis Suarez chơi số 10 “nhạc trưởng” ở hàng tiền vệ, Giacinto Facchetti chơi ở vị trí hậu vệ trái với thiên hướng tấn công và Jair Da Costa ,với nền tảng thể lực sung mãn, sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối khi trấn giữ hành lang đối diện.

so-do-bo-tri-catenaccio-cua-inter-duoi-thoi-herrera-
Sơ đồ bố trí Catenaccio của Inter dưới thời Herrera

Thay vì chơi bóng một cách bị động, Inter thời Herrera sẽ đưa ra các phương án phản ứng phù hợp với tình tiết trên sân. Dù để đối phương kiểm soát bóng nhưng Inter luôn biết cách gây áp lực hiệu quả ở những thời điểm nhất định và khi đoạt lại bóng, họ sẽ triển khai phản công cực kỳ chớp nhoáng theo trục dọc.

Bóng sẽ được chuyền nhanh nhất đến Luis Suarez, và tiền vệ người Tây Ban Nha sẽ tung ra những đường chuyền dài vượt tuyến cho bộ đôi tiền đạo phía trên. Hoặc Suarez sẽ đưa bóng ra biên nơi Facchetti hoặc Jair sẽ tận dụng tốc độ của mình để khai thác khoảng trống ở hai cánh của đối thủ.

Khi nhắc về Catenaccio là gì, HLV Helenio Herrera từng nổi tiếng với triết lý đưa bóng đến vòng cấm địa của đối thủ chỉ trong tối đa 3 đường chuyền. Chính vì thế, ngày ấy dù thi triển lối đá Catenaccio nhưng Inter lại là một trong những CLB tấn công hiệu quả nhất châu Âu và hậu vệ trái huyền thoại Giacinto Facchetti là một trong những hậu vệ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.

Một điểm đáng chú ý, Armando Picchi người chơi ở vị trí hậu vệ quét, được xem là một trong những Libero “đời đầu” của bóng đá Ý. Nhưng không giống như cách chơi của Franz Beckenbauer tự mình dẫn bóng lên khu trung tuyến hoặc xâm nhập vòng cấm của đối phương thì Picchi đơn thuần đóng vai trò là cầu thủ bọc lót, giữ nhiệm vụ là lớp phòng ngự thứ 2 ngay trước khung thành đội nhà.

libero-doi-dau-armando-picchi
Libero đời đầu Armando Picchi

Và cũng chính sự phát triển của hệ thống chiến thuật Catenaccio mà bóng đá Ý đã sản sinh không ít những Libero xuất sắc, có thể kể đến như Claudio Gentile, Franco Baresi, Alessandro Costacurta hay Gaetano Scirea.

Lời kết

Bóng đá ở Ý không đơn thuần là thú vui giải trí, mà chứa đầy tính chiến thuật và triết lý ở trong đó. Họ luôn đề cao sự thay đổi về mặt chiến thuật của các HLV và lối chơi sáng tạo để làm nên những điều kỳ tích.

Chẳng thế mà các tifosi xem một trận hoà 3-3 (cái được nhìn nhận như một tuyệt phẩm giải trí ở Premier League) là một thảm hoạ về mặt chiến thuật. Nhiều chuyên gia ở Ý thậm chí còn cho rằng, tỷ số 0-0 mới là một trận đấu hoàn hảo.

Chính bởi vậy khi nói về Catenaccio là gì, người Ý từng phát biểu: “Không ai phát minh ra Catenaccio. Catenaccio chính là nước Ý, là cái chất của bóng đá Serie A”.

Mặc dù thời đại ngày nay không còn “đất diễn” cho lối đá Catenaccio một thời hưng thịnh, nhưng trong thành công của ĐT Ý tại World Cup 2006 hay mới nhất là Euro 2020, ta vẫn thấy được bóng dáng của nghệ thuật phòng ngự trứ danh ngày nào.

Dù không ít lần bị lên án là lối chơi tiêu cực và xấu xí, nhưng với cổ động viên bóng đá Ý, Catenaccio luôn là một di sản vĩ đại của bóng đá nước này.

Bình Luận

8XBET C1

8XBET C2